1. Sự cháy
Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng. Phản ứng giữa chất cháy và chất oxy hóa xảy ra rất nhanh và giải phóng ra một lượng nhiệt rất lớn. Lượng nhiệt này tiếp tục nung nóng các sản phẩm cháy xung quanh.
Nhiệt và ánh sáng chỉ là kết quả và biểu hiện bên ngoài của phản ứng. Ba dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sự cháy với các hiện tượng khác: 1 phản ứng hóa học, 2 tỏa nhiệt, 3 phát sáng.
Có 3 yếu tố chính: chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt. Trong đó chất cháy và chất oxy hóa đóng vai trò là những chất tham gia phản ứng, còn nguồn nhiệt đóng vai trò là tác nhân cung cấp năng lượng cho các chất tham gia phản ứng.
- Chất cháy là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất oxy hóa. Chất cháy trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng. Người ta có thể phân loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc theo trạng thái tồn tại của chúng.
+ Nếu phân loại theo khả năng cháy, thì chúng ta chia chúng ra làm 3 loại:
Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều kiện bình thường của môi trường. Ví dụ như: bông vải, giấy, xăng dầu, rượu...
Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy được ở những nơi có nhiệt độ cao. Ví dụ như kim loại đồng, hợp kim thép, dung dịch rượu etylic loãng...
Chất không cháy: là những chất không có khả năng cháy khi được đốt nóng. Ví dụ như: gạch, đá, bêtông...
+ Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, thì chất cháy chia làm ba loại:
Chất cháy khí: là những chất tồn tại ở dạng khí như: hyđrô, axêtylen, khí gas..
Chất lỏng cháy: là những chất tồn tại ở dạng lỏng như: xăng, dầu, các axit hữu cơ, rượu...
Chất rắn cháy: là những chất tồn tại ở dạng rắn như: gỗ, vải, sợi, cao su...
- Chất oxy hóa là những chất tham gia phản ứng hóa học với chất cháy để tạo nên sự cháy. Chất oxy hóa trong phản ứng cháy có thể là oxy nguyên chất, oxy trong không khí, oxy sinh ra do các hợp chất chứa oxy bị phân hủy, hoặc các chất oxy hóa khác có khả năng oxy hóa chất cháy như: các chất thuộc nhóm Halogen (Clo, Flo, Br, I), H2SO4 đặc nóng...
Trong thực tế, ta thường gặp đám cháy xảy ra trong môi trường không khí, chất oxy hóa là oxy của không khí.
- Nguồn nhiệt
Trong phản ứng cháy, nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra, nó là một yếu tố không thể thiếu để sự cháy xảy ra và tồn tại.
Nguồn nhiệt của sự cháy có thể là: ngọn lửa của những vật đang cháy, tia lửa (tia lửa điện, tia lửa do ma sát, do va đập...), vật thể đã được nung nóng, hoặc có thể là nhiệt của các phản ứng hóa học, vật lý... hoặc cũng có thể là do chính nhiệt độ của môi trường (trường hợp tự cháy)...
Muốn làm ngừng sự cháy ta phải loại trừ một trong ba yếu tố trên.
Khi có đầy đủ 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy nói trên, sự cháy chưa chắc đã xảy ra mà muốn cháy được thì phải cần thêm 4 điều kiện nữa. Đó là:
- Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc với nhau.
- Thời gian tiếp xúc phải đủ lớn.
- Năng lượng của nguồn nhiệt phải đủ lớn (Nhiệt độ của nguồn nhiệt phải lớn hon hoặc bằng nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn hợp).
- Nồng độ của chất cháy và chất oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng độ bốc cháy.
2. Đám cháy
Đám cháy là quá trình cháy xảy ra ngoài ý muốn, nó sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chưa cháy hết chất cháy, hoặc chưa có các biểu hiện điều kiện dẫn đến tự tắt hoặc chừng nào chưa áp dụng các biện pháp tích cực để khống chế và dập tắt nó.
Theo Luật PCCC quy định: "Đám cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường".
Theo chất cháy, đám cháy được phân loại như sau:
- A: Đám cháy chất rắn.
- B: Đám cháy chất lỏng.
- C: Đám cháy chất khí.
- D: Đám cháy kim loại.
- E: Đám cháy thiết bị điện.
II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY
1. Cháy do con người gây nên
- Do sơ suất, bất cẩn gây cháy. Nguyên nhân này là do chính con người thiếu kiến thức PCCC, không hiểu biết về cháy, các tính chất nguy hiểm cháy nổ của các chất cháy... dẫn đến việc sử dụng lửa, điện, xăng dầu không an toàn gây cháy. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ cháy hàng năm.
- Do vi phạm các quy định an toàn về PCCC, tức là đã có những quy định an toàn PCCC, nhưng do không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc dẫn đến cháy.
- Do trẻ em nghịch lửa gây cháy.
- Khủng bố, đốt phá hoại, phi tang dấu vết, đốt trả thù cá nhân, đốt để nhận bảo hiểm, tự thiêu… gây tác động xấu đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
2. Cháy do thiên tai
- Do sét đánh, núi lửa hoạt động gây ra cháy.
- Do mưa gió, bão lụt gây ra cháy: khi các chất lỏng cháy nhẹ hơn nước, chúng sẽ nổi lên trên mặt nước, sau đó có đủ điều kiện cháy thì sẽ gây cháy...
3. Do tự cháy
- Là trường hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí và tự cháy, hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Một số chất kiềm như Na, Ca, Ba, K... khi gặp nước sẽ tự bốc cháy.
- Ngoài ra, tự cháy còn do quá trình tích nhiệt: giẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống, bị oxy hóa, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy ...
III. CÁC BIỆN PHÁP PCCC CƠ BẢN
1. Biện pháp tuyên truyền, huấn luyện
- Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục kiến thức PCCC cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho họ cách thức PCCC.
- Mỗi cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh phải xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và phải tổ chức tập luyện thường xuyên để khi có cháy là kịp thời xử lý có hiệu quả.
2. Biện pháp kỹ thuật
- Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng các những khâu ít nguy hiểm hơn.
- Quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.
- Cách ly các thiết bị, công nghệ có nguy hiểm cháy cao ra xa những khu vực khác.
- Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt có thể phát sinh.
- Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng các chất cháy trong sản xuất. Thay thế chất dễ cháy bằng chất khó cháy; xử lý vật liệu bằng sơn, hóa chất chống cháy. Bảo quản chất lỏng, chất khí dễ cháy trong bình, thùng kín không để rò rỉ.
- Lắp đặt các hệ thống báo cháy, chống cháy lan từ phòng nọ sang phòng kia, chống cháy lan trong các đường ống dẫn xăng dầu, khí đốt.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy chữa cháy tự động.
3. Biện pháp hành chính
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật phòng cháy chữa cháy.
- Ban hành nội quy quy định an toàn PCCC, phòng nổ độc.
- Xử lý những hành vi vi phạm về an toàn PCCC.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY CƠ BẢN
Làm giảm nồng độ hơi cháy để lượng hơi cháy không đủ kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy (sử dụng khí trơ, bột, hơi nước để chữa cháy…). Do đó, sự cháy không được duy trì.
Hạ thấp nhiệt độ đám cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của vật cháy sẽ làm ngừng sự cháy (sử dụng khí, nước để chữa cháy …)
Ngăn cách nguồn nhiệt với vật cháy và oxy không khí với vật cháy do đó đám cháy tự tắt. (sử dụng khí, bột chữa cháy…).
Làm giảm nồng độ oxy trong không khí xuống dưới 14% thể tích đám cháy sẽ tự tắt (sử dụng khí, bột chữa cháy…).
* Cả bốn phương pháp chữa cháy trên đều có tác dụng cắt đứt một trong 3 yếu tố hình thành sự cháy, do đó đám cháy được dập tắt.
V. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ KHI CÓ CHÁY XẢY RA
1 Các dấu hiệu nhận biết "cháy"
+ Mùi cháy khét: Cháy cao su, chất sừng, sợi bông…
+ Mùi dấm chua: Triaxêtat, Xenlulozơ, poly (vinyl axêtat)…
+ Mùi khí sốc: SO2,SO3,Cl2…
+ Mùi đắng: Benzyl xenlulozơ..
+ Mùi thơm: Mật, đường.
+ Khói trắng: Các vật liệu ẩm..
+ Khói đen: Xăng, dầu, nhựa đường…
+ Khói xám: Rơm rạ, giấy vụn, cỏ khô…
+ Ánh lửa và tiếng nổ: khi có cháy tiếng nổ hay ánh sáng sẽ phát ra xung quanh.
2. Quy trình chữa cháy
Bước 1: Bình tĩnh trong mọi tình huống
- Xác định nhanh điểm cháy
- Lựa chọn nhanh các giải pháp trong đầu
- Thứ tự các việc cần phải làm
Bước 2: Báo động cháy: Hô hoán, đánh kẻng, thông báo qua loa, nhấn nút báo cháy:
Bước 3: Ngắt điện khu vực bị cháy : Cắt cầu dao, ngắt áttomat
Bước 4: Báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến bằng cách thông báo trực tiếp hoặc gọi số 114.
Bước 5: Bước tiếp theo trong quy trình xử lý khi xảy ra cháy nổ là sử dụng các phương tiện sẵn có để dập cháy như: Bình bột chữa cháy, bình khí cháy, …
Bước 6: Tổ chức sơ cấp cứu người bị nạn:
- Di chuyển nạn nhân ra vị trí an toàn:
- Hô hấp nhân tạo đối với nạn nhân bị ngạt khói:
Bước 7: bước cuối cùng trong quy trình xử lý khi xảy ra cháy nổ : Di chuyển hàng hoá, tài sản và các chất cháy ra nơi an toàn.
KIẾN THỨC CHUNG VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Điện là nguồn năng lượng phổ biến và không thể thiếu trên tất cả các mặt của đời sống con người. Điện dễ dàng được truyền tải đi xa có thể sản xuất từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau, thay đổi ở nhiều mức điện thế khác nhau. Tuy nhiên điện có các mặt trái của nó đó là gây nguy hiểm cho con người như tạo ra điện trường, điện giật và gây ra cháy, nổ. Trong các vụ cháy có nguyên nhân xuất phát từ điện thì chủ yếu là điện năng đóng vai trò là nguồn nhiệt gây cháy, bên cạnh đó một số thiết bị điện có vỏ hay chất cách điện là nhựa, cao su; dầu máy biến thế… cũng có thể trở thành chất cháy. Trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề an toàn PCCC thiết bị điện trên góc độ ngăn chặn tạo ra nguồn nhiệt gây cháy.
Trên góc độ kỹ thuật, có 5 nguyên nhân cơ bản gây cháy như sau:
Ngắn mạch là hiện tượng các pha chập nhau, hoặc các pha chập nhau và chạm đất. Khi dòng điện ngắn mạch vượt quá nhiều lần so với dòng điện cho phép nhiệt độ dây dẫn tăng nhanh có thể dẫn đến cháy, nổ. Ngắn mạch thường kèm theo cung lửa điện làm nóng chảy dây dẫn. Nổ điện tạo ra khối lượng hạt kim loại có kích thước từ 50 đến 2500 Mm . Các giọt kim loại mang năng lượng nhiệt đủ lớn bắn ra môi trường khi gặp vật liệu cháy sẽ gây cháy.
Ngắn mạch dẫn đến giảm mạnh điện áp trên lưới điện do có thể làm rối loạn một bộ phận hay toàn bộ mạng điện cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Động cơ ngừng hoạt động có thể gây hư hỏng nổ hoặc cháy. Khi điện áp giảm, tần số quay giảm phụ tải tăng, động cơ điện bị phát nóng quá mức dẫn đến giảm thời gian hoạt động và trở thành nguyên nhân gây sự cố. Ngắn mạch có thể phát sinh do một số nguyên nhân sau:
+ Dây dẫn và dây cáp bị hỏng do hậu quả của việc kéo căng quá mức…khi chất cách điện bị hỏng trong ruột cáp suất hiện dòng điện rò rỉ, dòng này sẽ chuyển thành dòng ngắn mạch.
+ Hóa chất hay hơi nước lọt vào bên trong vỏ thiết bị điện gây hư hỏng và gây rò rỉ điện.
+ Chất cách điện của thiết bị điện có thể bị hỏng do tác dụng của nhiệt độ cao hay ngọn lửa trong quá trình cháy, do quá điện áp, do sét đánh thẳng và sét cảm ứng, do chuyển điện áp từ thiết bị cao hơn 1000V sang thiết bị nhỏ hơn 1000V.
+ Ngắn mạch có thể do các dây tải điện trần trên không bị chập dưới tác dụng của gió hay do vật liệu kim loại văng lên đường dây….hoặc do sai lầm của công nhân trong qua trình thao tác, sửa chữa thiết bị điện.
b. Quá tải
Quá tải là sự cố trong mạng điện xảy ra khi cường độ dòng điện làm việc lớn hơn cường độ dòng điện cho phép. Quá tải nguy hiểm không kém gì ngắn mạch vì nó khó phát hiện, thiết bị bảo vệ (aptomat chẳng hạn) không phát hiện ra. Quá tải kéo dài dẫn đến hỏng cách điện và cũng có thể dẫn đến ngắn mạch. Nguyên nhân gây quá tải:
+ Trong thi công chọn dây dẫn dây cáp không đảm bảo khiến cường độ dòng thực tế lớn hơn trị
+ Trong sử dụng lắp thêm phụ tải ngoài tính toán. số cường độ cho phép
+ Chế độ vận hành không đối xứng.
c. Điện trở tiếp xúc
Điện trở tiếp xúc là điện trở ở những chỗ chuyển tiếp dòng điện hay điểm đấu nối của dây dẫn, thiết bị từ một bề mặt tiếp xúc này sang một diện tích tiếp xúc khác qua diện tích tiếp xúc thực tế của chúng. Nhiệt phát sinh ngay tại điểm tiếp xúc do thành phần R tại đó lớn hơn nên theo phương trình Q = I2.R.t thì giá trị Q sẽ lớn hơn bình thường. Nguyên nhân điện trở tiếp xúc là:
+ Do sự co thắt mạnh của đường dây dẫn điện làm tiết diện tại đó nhỏ đi.
+ Do lực ép ở tiếp điểm yếu khiến diện tích tiếp xúc thực tế tại đó nhỏ đi.
+ Do vật liệu dẫn điện có tính dẫn điện kém: bề mặt bị oxy hóa, bị bẩn…
+ Do bề mặt tiếp xúc làm nhẵn kém nên diện tích tiếp xúc giảm.
d. Hồ quang điện
Là hiện tượng phóng điện trong không khí giữa 2 cực điện như khi: hàn điện, đóng hay ngắt thiết bị điện... Nó sẽ thực sự nguy hiểm nếu nó nằm trong môi trường có hơi khí chất cháy, nổ. Nguyên nhân điện trở tiếp xúc là:
+ Do 2 cực tiếp xúc nhau quá gần
+ Do môi trường giữa 2 điện cực có nhiều ion dẫn điện…(hơi nước, hóa chất)
e. Thiết bị điện sinh nhiệt
Là các thiết bị điện tỏa nhiệt ra xung quanh như bóng đèn, máy sấy tóc, máy sưởi, bàn là, cục nóng của điều hòa…. Nếu bên cạnh các thiết bị này có các chất cháy, thì có thể dẫn đến cháy. Nguyên nhân có thể do:
+ Để chất cháy tiếp xúc trực tiếp hoặc gần thiết bị điện quá mức cho phép.
+ Thiết bị điện quá tải, phát nóng quá mực cho phép.
+ Do thiết bị điện (nổ, vỡ) các mảnh có mang nhiệt rơi xuống chất cháy.
Tuy nhiên, nguyên nhân do ý thức yếu kém hay sự vi phạm quy định của người sử dụng vẫn là chủ yếu. Do đó các biện pháp phòng cháy chủ yếu tập trung vào đối tượng là con người.
2. Biện pháp đề phòng
a. Thiết kế, lắp đặt
Hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với tính chất sử dụng và công năng của công trình. Công suất biến áp phải đáp ứng được phụ tải ở mức lớn nhất theo tính toán. Lắp đặt áptômát tổng và riêng cho từng khu vực; dùng khởi động từ cho các phụ tải lớn.
Đường dây phải đi trong ống gen chống cháy đặt ngầm hoặc buộc gọn gàng nếu ở ngoài tường
Không dùng bảng điện bằng vật liệu dễ cháy, không lắp trực tiếp thiết bị lên vật liệu dễ cháy. Đối với khu vực chứa gas, hoá chất, hơi khí chất cháy thì phải dùng thiết bị điện chống nổ.Nếu dùng 2 nguồn điện hay máy phát dự phòng thì phải có bộ chuyển mạch tự động. Khu vực đặt máy phát hay biến án phải thoáng khí, có tường ngăn cháy, bể chứa dầu sự cố và có trang thiết bị chữa cháy phù hợp.
Thiết bị điện lắp đặt phải phù hợp với mạng điện cả về tần số, điện thế và công suất… các thiết bị trong hệ thống phải đồng bộ.
b. Sử dụng
Bóng đèn hoặc những thiết bị điện khác không đặt gần những vật dễ cháy như giá áo, giá báo, tủ sách, tủ quần áo… nhằm tránh tình trạng bức xạ nhiệt.
Bóng đèn gắn trong nhà nên gắn cách trần hay tường bằng vật liệu cháy, ít nhất 2,5cm. Vì nếu gắn sát bề mặt tường hay trần thì chỉ cần nhiệt độ 300 độ C trần tường gỗ sẽ có thể phát cháy, trong khi đó nếu gắn cách 2,5 m thì nhiệt độ bóng đèn phải đạt 1.500 độ C mới phát cháy.
Dùng thiết bị điện phù hợp với khả năng chịu tải của đường dây điện. Đặc biệt với các thiết bị điện động lực hay phụ tải có công suất lớn, trước khi dùng phải xem xét kỹ lại hệ thống điện và thông số của phụ tải đó.
Không nên dùng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm cùng lúc, đặc biệt gần khu vực có nhiều chất cháy.
Không để dây điện bị kẹt ở chân bàn, chân tủ hay khe cửa. Không để đường dây điện kéo dài chạy qua tấm thảm lót sàn hoặc qua vật liệu cháy hay thiết bị sinh nhiệt.
Luôn tắt, ngắt thiết bị điện khi rời khỏi phòng, kể cả khi có việc phải đi gấp. Khi sử dụng lò nướng hay vi sóng điện, nhất thiết không được để gần vật dễ cháy, khi sử dụng máy sấy quần áo càng không thể tùy ý đi khỏi để tránh quần áo bị sấy nóng quá nhiệt phát cháy.
Định kỳ vệ sinh máy tính, tivi (TV) vì sử dụng quá lâu trong môi trường có bụi, bụi sẽ tích tụ dễ khiến lớp biên bên ngoài hư hỏng, gây rò rỉ điện, hoặc do côn trùng, gián chuột cắn hư hỏng lớp vỏ ngoài dây điện, dẫn đến chạm mạch gây cháy nổ.
Phích cắm điện phải chặt, không nên để lỏng lẻo nhằm tránh phát sinh điện trở chuyển tiếp phát sinh nhiệt bắt cháy nhựa ổ, phích cắm hoặc những vật dụng chung quanh. Máy nước nóng có thể phát nổ hay chạm chập nên chú ý kiểm tra bộ phận điều tiết tự động có hư hỏng không. Khi sử dụng đồ điện nhất thiết không được để trẻ em đến gần đùa nghịch, để tránh bị điện giật hoặc gây cháy. Tại khu vực bếp nấu, ổ cắm, thiết bị điện phải cách xa bếp gas ít nhất 1.2m.
Dây điện trong nhà nếu đã cũ, phần vỏ bọc bên ngoài đã hư hỏng hoặc phích cắm hư cần phải sửa chữa thay thế ngay.
Cầu chì bị đứt, thông thường đó là sự cảnh báo quá tải, nhất thiết không được ngộ nhận là do cầu chì quá nhỏ mà đổi sang dùng cầu chì to hoặc dây đồng, dây kẽm thay thế.
Gần phòng máy và thiết bị điện công suất lớn cần đặt các bình chữa cháy để đề phòng.
3. Biện pháp ứng cứu khi có cháy hay sự cố
Khi sử dụng điện phát sinh sự cố hay tình trạng bất thường thì trước tiên phải xem xét và ngắt automat, cắt cầu dao để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra tiếp theo.
Có 2 khả năng xảy ra: chập điện dẫn đến cháy hoặc cháy rồi dẫn đến chập điện (rồi có khả năng cháy tiếp).
Nếu đường dây điện bốc cháy để tránh cháy lan sàn nhà công trình phải ngắt nguồn nhánh hay nguồn chính ngay lập tức. Trước khi cắt điện tuyệt đối không được dùng nước để dập cháy đề phòng dẫn điện. Nếu cháy trong nhà, công trình, nhưng chưa có khả năng cháy lan thì có thể không cần cắt điện để tận dụng ánh sáng đèn điện phục vụ công tác thoát nạn. Nếu cháy ở thiết bị điện hoặc trong phòng nhưng chưa ảnh hưởng đến hệ thống điện thì chỉ cần tắt (rút) thiết bị điện đó ra. Nếu có bình chữa cháy bằng bột thì có thể sử dụng mà không cần cắt điện.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN PCCC TRONG SỬ DỤNG GAS
- Cách lắp đặt bếp Gas an toàn:
- Cách sử lý khi rò rỉ khí gas:
Ngọn lửa cháy thường sinh ra khói khí độc với nồng độ cao, dễ lan truyền theo các đường ống kỹ thuật, đặc biệt là khi có gió mạnh, cháy xảy ra ở tầng cao. Cháy kèm theo mất điện, gây khó khăn cho việc chiếu sáng thoát nạn và chữa cháy, đặc biệt là đối với các nhà không có chiếu sáng sự cố. Việc tiếp cận và triển khai lực lượng phương tiện chữa cháy khó khăn và tốn nhiều thời gian do cháy ở trên cao. Thoát nạn cũng cần nhiều thời gian hơn, đáng chú ý là các nhà và công trình công cộng, nơi mà đa số những người lui tới đây không thường xuyên, không thông thuộc đường đi, lối thoát nạn.
Còn quá nhiều người còn coi thang máy là lối thoát nạn. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại với các lý do sau đây: khi có cháy thang máy tự động trở về tầng 1 (lầu trệt), nguồn điện sẽ bị cắt, theo đó hệ thống thông gió, chiếu sáng cũng ngưng làm việc. Giếng thang trở thành đường ống dẫn khói đe doạ trực tiếp đến tính mạng người trong thang. Bạn thử hình dung (cho dù thang máy có nguồn điện riêng) hành trình của thang máy sẽ ra sao khi tất cả các tầng đều gọi thang, thang lại không được phép dừng ở tầng bị cháy, mỗi chuyến chỉ chở nhiều nhất 10¸15 người, chưa kể tình trạng thang kẹt đột ngột do biến dạng hay mất điện…
Khi đến một ngôi nhà hay khai thác sử dụng nhà tầng, việc đầu tiên bạn phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu, có thể bạn không đi bằng lối này nhưng vẫn cần phải biết. Thông thường nó nằm gần thang máy, có chỉ dẫn bằng hình vẽ, mũi tên chỉ hướng, đèn màu xanh.
Nên chú ý đến vị trí đặt phương tiện chữa cháy để sử dụng khi cần (trước đó nên tham dự một buổi học về cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn). Đôi khi 1 cuộn vòi chữa cháy cũng chính là một dây thoát nạn.
Nên trang bị mỗi tầng hay đơn nguyên một thiết bị thoát nạn như: dây cứu nạn, thang dây, ống trượt… hay đơn giản là một cuộn dây đủ chắc. Tuy nhiên phải chú ý đến chiều dài của dây, có thể không nhất thiết phải xuống tới đất mà chỉ cần xuống đến ngay tầng dưới tầng bị sự cố, sau đó ta lại có thể xuống tiếp bằng cầu thang bộ.
3. Các kỹ năng thoát nạn an toàn đối với nhà cao tầng
- Cần lưu ý hướng dẫn mọi người di chuyển từ tầng trên xuống dưới theo đường cầu thang bộ ra ngoài và tập trung tại điểm tập kết ( lưu ý: trong quá trình thoát nạn không được sử dụng thang máy).
- Khi xảy ra cháy nếu trong phòng có khói thì phải khom người xuống thấp khoảng 60cm, rồi di chuyển từ từ theo mép tường hướng ra cửa thoát nạn:
- Trước khi mở cửa phòng cần phải kiểm tra nhiệt độ trước khi mở :
- Nếu không thể di chuyển ra bên ngoài thì sử dụng các vật dụng như: giẻ, quần áo… làm ướt rồi chặn kín chân cửa để ngăn khói lan vào trong phòng.
- Trong khi chờ lực lượng cứu nạn, cứu hộ nên chủ động tìm, sử dụng các phương tiện thoát nạn khẩn cấp được trang bị để thoát nạn.
- Và tuyệt đối không được nhảy xuống.
GIÁM ĐỐC NGHIỆP VỤ