• 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520
  • 23585139520

CHI TIẾT BÀI VIẾT

21-11-2015 11:40:05 AM // 2218 Lượt xem

ĐÀO TẠO SƠ CẤP CỨU

HƯỚNG DẪN CẤP CỨU TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

 

-         Tai nạn gây chấn thương luôn đến bất ngờ và khiến chúng ta vô cũng hoang mang sợ hãi, nhẹ thì gây chấn thương bên ngoài cơ thể, nặng hơn là những tổn thương bên trong. Trong nhiều rất nhiều tình huống, nếu không kịp thời cấp cứu đúng cách sẽ rất nguy hiểm cho nạn nhân, thậm chí mất mạng trong giây lát. Thế nên sơ cứu là một trong những kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt quan trọng đối với các nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ.

-         Một số bước cấp cứu khi nạn nhận rơi vào những tai nạn đặc biệt như sau:

1. Cấp cứu nạn nhân bị ngoại vật lọt vào đường hô hấp:

-         Nếu nạn nhân còn tỉnh: Làm ngay phương pháp Heimlic. Ðây là phương pháp tận dụng lượng không khí còn trong phổi nạn nhân để đẩy ngoại vật ra ngoài.

-         Cách làm: Người cấp cứu đứng phía sau nạn nhân, hai chân đứng theo tư thế trước sau, chân trước đặt ở giữa hai chân nạn nhân. Ðặt bàn tay ở phần bụng trên rốn của nạn nhân, nắm chặt lại sao cho mặt lòng bàn tay úp xuống cạnh trong bàn tay chạm phần bụng nạn nhân, tay còn lại nắm lấy bàn tay đó. Kéo mạnh tay theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên. Phải làm thật dứt khoát hiệu quả sẽ tốt.

–        Nếu nạn nhân bất tỉnh: Trường hợp này là do nạn nhân bị tắt đường thở lâu mà không được cấp cứu hoặc làm phương pháp Heimlic không có kết quả. Ta dùng phương pháp ấn bụng. Cách làm: Ðặt nạn nhân nằm ngữa và thẳng người, người cấp cứu quỳ ngang người nạn nhân, 2 gối đặt mé ngoài hai gối nạn nhân. Ðặt ức 1 bàn tay lên bụng nạn nhân ở phần trên rốn, bàn tay kia đặt phía trên bàn tay đặt ở bụng. Dùng sức chồm của thân người ấn vào bụng nạn nhân theo hướng từ trên xuống dưới và từ bụng hướng về phí miệng nạn nhân, ấn liên tục 5 cái rồi vạch miệng nạn nhân xem ngoại vật có được đẩy lên hay không. Nếu không có, ta tiếp tục thổi 2 hơi rồi ấn 5 cái và xem lại miệng nạn nhân. Khi thấy có ngoại vật ở trong miệng nạn nhân, dùng ngón tay trỏ cho vào miệng nạn nhân sát mặt trong má rồi lòn phía dưới ngoại vật để lấy ra. Sau đó, giúp thở tiếp 2 hơi, nếu: Hơi vào được lồng ngực: Ðường thở đã thông, chuyển sang làm hô hấp nhân tạo (nếu nạn nhân ngưng thở) hoặc ngưng (nếu nạn nhân tự thở được). Hơi vẫn chưa vào được lồng ngực: Ðường thở chưa thông, tiếp tục ấn bụng. Chú ý: Người cấp cứu cần phải bình tĩnh và không được bỏ rơi nạn nhân để đi gọi người khác. Nếu nạn nhân bất tỉnh do ngoại vật lọt đường hô hấp, trước khi ấn bụng 5 cái, phải giúp thở 2 hơi. Chỉ để được nạn nhân nằm bình thường khi chắc chắn đã lấy hết ngoại vật ra khỏi đường hô hấp.

–        Nếu nạn nhân tỉnh và chỉ có một mình: Dùng một chiếc ghế dựa, tựa phần bụng phía trên rốn vào bờ trên của bản dựa lưng rồi dùng sức nặng thân người gập lại để tạo lực đẩy không khí từ trong phổi ra ngoài.

 

–        Nếu nạn nhân là trẻ con: Lật sấp đứa trẻ xuống, nâng hai chân lên cho đầu dốc xuống, vỗ vào vùng giữa 2 xương bả vai 5 cái rồi kiểm tra xem ngoại vật đã thoát ra được chưa, nếu chưa được, giúp thở 2 hơi rồi vỗ tiếp. Cạy răng cho trẻ há rộng miệng, nếu vật lạ to lớn mắc nghẹn sau đốc họng, cẩn thận thò tay vào bên trong móc nó ra. Nếu trẻ nằm bất động, mặt thâm tím, phải làm hô hấp nhân tạo trong lúc đưa đến bệnh viện

 

 

2. Cấp cứu nạn nhân ngưng thở, tim còn đập:

-         Tiến hành giúp thở cho nạn nhân bằng phương pháp “Hà hơi thổi ngạt” nhưng không ấn tim, theo thứ tự các bước. Ngửa đầu nạn nhân tối đa cho cắm chỉ thiên. Kiểm tra xem nạn nhân phải thật sự bị ngưng thở hay không trong thời gian 5 giây. Nếu nạn nhân ngưng thở nhưng tim còn đập, thổi vào miệng nạn nhân 2 hơi chậm, mỗi hơi khoảng 1, giây cho đến khi lồng ngực nạn nhân giãn rộng ra, cách thổi hơi như động tác hà hơi thổi ngạt của phương pháp “Hà hơi thổi ngạt kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực”. Kiểm tra lại nhịp thở và nhịp tim sau khi thổi 2 hơi. Nếu như mạch vẫn còn nhưng nạn nhân chưa thở được, giúp thở từng hơi một trong khoảng thời gian mỗi 5 giây. Như vậy, sau 1 phút, ta sẽ giúp thở cho nạn nhân từ 10 – 12 lần thở. Sau khi giúp thở 10 – 12 lần, kiểm tra lại nạn nhân và tiếp tục chu trình như vậy (giúp thở 10 -12 lần rồi kiểm tra) cho đến khi xảy ra một trong những tình huống sau: Nạn nhân bắt đầu tự thở lại được, ngưng giúp thở. Tim nạn nhân ngưng đập (bắt đầu làm ngay phương pháp “Hà hơi thổi ngạt kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực”). Có phương tiện giúp thở đến hoặc có người khác thay thế. Người cấp cứu quá mệt, không thể tiếp tục được nữa, bắt buộc phải ngưng. 

 

 

3. Cấp cứu nạn nhân chết đuối:

-         Những điều không nên làm: Không được nhảy liền xuống nước nếu còn do dự và không được huấn luyện riêng về môn cấp cứu dưới nước. Không bơi trên 50 thước để cứu người chết đuối, dẫu rằng bơi giỏi.

-         Những điều nên làm: Ðưa sào, liệng phao, dùng thuyền. Cởi quần áo nạn nhân và lau khô khi mang ra khỏi nước và xốc nước. Hơ ủ ấm. Ðể đầu thấp và nghiêng qua một bên cho nước trào ra ngoài.

 

 

4. Cấp cứu nạn nhân thắt cổ: 

-         Không nên dùng một tay giữ nạn nhân, còn tay kia cắt dây, vì như thế sẽ làm nạn nhân té dễ bị chấn thương và mình cũng té nhào theo nạn nhân. Cần nhanh chóng lót rơm rạ hay nệm giường dưới đất để tránh cho nạn nhân khỏi bị gãy xương khi rơi xuống. Cắt dây rồi nới rộng dây ra liền. Nếu có hai người thì một người nâng nạn nhân và một người cắt dây.

 

5. Cấp cứu nạn nhân bị vùi lấp: 

-         Coi chừng sơ ý làm sụt đất trong khi cố đem nạn nhân ra ngoài. Tránh xê dịch nạn nhân mạnh tay, cần khám coi nạn nhân có bị gãy xương ở nhiều nơi không. Lau sạch mũi, miệng nạn nhân sớm để làm thông đường thở. Ðồng thời chú ý ngăn chặn những sụp đổ khác có thể xảy ra.

 

6. Cấp cứu nạn nhân bị điện giật: 

-         Trước tiên, phải cúp điện, trong nhà thì phải cúp cầu dao điện, gỡ cầu chì. Làm ngay hô hấp nhân tạo (chú ý: điện giựt dễ gây ngưng thở cùng ngưng tim một lúc), cho người gọi y tế sớm. Thông báo công ty điện lực nếu chưa cắt được dòng điện. Băng sạch các vết phỏng. Nạn nhân bị điện giựt phải được trông coi cẩn thận, mặc dù có thể không có triệu chứng gì ngay khi bị tai nạn. Nếu chưa cắt được dòng điện, tuyệt đối không được đụng vào nạn nhân vì ta có thể bị điện giật. Không làm thang hoặc ghế cao để leo vì ta có thể đứng không vững và dễ ngã vào dây điện mà ta muốn tránh. Không dùng các vật dụng bằng kim loại hay ẩm ướt để khều, móc dây điện thường. Không nên gỡ thử một dây điện cao thế.

   

7. Cấp cứu nạn nhân bị ngạt do thán khí (CO2) hoặc Oxyd Carbon (CO):

-         Phải đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị ngạt sớm và đặt nơi thoáng khí. Không nên đi xuống hầm có người chết ngạt ngay, vì ta có thể bị ngạt do khí độc còn ở đó, mà phải: Mở cửa cho không khí lùa vào hầm, phòng. Phải nịt dây thừng ở hông khi muốn xuống hoặc đi vào chỗ có không khí tù hãm.

 

 

-          “Nếu nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch hoặc người chứng kiến lúng túng không rõ cách sơ cứu thì nên gọi ngay đội cấp cứu 115”.

 

Ms.Minh Phone: 0902812012 Yahoo Skype
Mr.Ân Phone: 0976270002 Yahoo Skype